Nhận định bóng đá Real Madrid vs Barcelona (2 giờ ngày 11.4): Cuộc chiến không khoan nhượng
Với lợi thế giành chiến thắng 2-1 trên sân nhà Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam tự tin đến sân nhà của đội tuyển Thái Lan đấu trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ ngày 5.1 với mục tiêu bảo vệ thành quả đã đạt được. Sở hữu "chân sút ngoại hạng" Nguyễn Xuân Son, đội tuyển Việt Nam trở nên đáng gờm khiến "voi chiến' phải e dè, không áp đặt được lối chơi lên đối thủ như nhiều lần chạm trán trước đó và phải nhận thất bại ở chung kết lượt đi. Người hâm mộ Việt Nam kỳ vọng Nguyễn Xuân Son cùng các đồng đội tiếp tục phát huy tinh thần thi đấu "rực lửa" để giữ vững thành quả. Tuy thua đội tuyển Việt Nam 1-2 nhưng đội tuyển Thái Lan vẫn cho thấy bản lĩnh của nhà đương kim vô địch. Bị dồn ép nhưng "voi chiến" vẫn có bàn thắng thu ngắn cách biệt xuống 1-2. Đây là cách biệt không lớn giúp đội tuyển Thái Lan đặt niềm tin có thể san bằng cách biệt khi trở về sân nhà. Theo dự đoán của độc giả Báo Thanh Niên, 59% tin vào chiến thắng cho Nguyễn Xuân Son cùng đội tuyển Việt Nam ở chung kết lượt về ngay trên sân của đội tuyển Thái Lan. 33% dự đoán kết quả hòa và chỉ 8% nghĩ rằng đội tuyển Việt Nam sẽ thua Thái Lan. Trong khi đó nhiều HLV, chuyên gia bóng đá dự đoán thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ cầm chân được đội tuyển Thái Lan khi tái đấu ở lượt về để lên ngôi vô địch. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam Dự đoán kết quả trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: đội tuyển Việt Nam hòa đội tuyển Thái Lan 1-1. Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnMời bạn gái 'nhí' đến nhà dự sinh nhật rồi hiếp dâm
Đầu năm 2025, trang Box Office Vietnam công bố tổng doanh thu phòng vé Việt Nam từ ngày 1.1- 31.12.2024 đạt gần 4.700 tỉ đồng. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử điện ảnh Việt. Trong đó, có tất cả 28 bộ phim Việt Nam được phát hành tại rạp và tổng doanh thu đạt khoảng 1.900 tỉ đồng, chiếm 40% tổng doanh thu phòng vé cả nước. Thành công phòng vé của các tác phẩm Việt Nam trong năm 2024 tập trung nghiêng về những câu chuyện gia đình, khai thác mâu thuẫn giữa các thế hệ và chủ yếu là thể loại chính kịch, tâm lý dành cho người lớn. Sự thất bại của các thể loại khác như phim thanh xuân, phim phiêu lưu tuổi thiếu niên... đã cho thấy thiếu sự đa dạng trong thị hiếu. Do xu hướng ưa chuộng mâu thuẫn thế hệ gia đình của khán giả Việt, nên các phim Việt nằm ngoài chủ đề này đều không đạt được kết quả doanh thu phòng vé tốt.“Trong năm 2024, phim về một nhóm người trẻ, hay chuyến đi phiêu lưu và trải nghiệm những điều mới mẻ đã không được nhiều khán giả đón nhận. Đó là câu chuyện xảy ra với phim B4S - Trước giờ yêu, Móng vuốt, Mùa hè đẹp nhất, hay mới nhất là Kính vạn hoa...", trang Box Office Vietnam nhận định.Trong đó, bộ phim điện ảnh Kính vạn hoa: Bắt đền con ma vừa được phát hành vào dịp Noel 2024 do đạo diễn Võ Thanh Hòa thực hiện có thể xem là tác phẩm gây nhiều tranh cãi nhất trong năm 2024. Đằng sau các ý kiến trái chiều quanh bộ phim này, cùng với sự thất bại doanh thu, là những thực tế và bài học đáng giá cần được ngẫm và nghĩ.Liệu việc một bộ phim trong sáng dành cho tuổi thiếu niên được chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như Kính vạn hoa, và cả việc đạo diễn Võ Thanh Hòa mạo hiểm làm phim cho tuổi thiếu niên có xứng đáng bị lên án gay gắt và bị “tẩy chay”, công kích như nhiều bình luận của khán giả trên mạng xã hội? Trong bối cảnh điện ảnh Việt vẫn còn hạn chế về mặt tư duy làm phim, đặc biệt là với các bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học, việc Võ Thanh Hòa táo bạo để chuyển thể một tác phẩm nổi tiếng dành cho tuổi thiếu niên - vốn chưa được khai thác nhiều trên thị trường, và thổi vào đó một làn gió mới mẻ hơn có thể coi là một bước đi cần thiết nhằm đa dạng nội dung phim chiếu rạp ở thị trường. Từ trước đến nay, đạo diễn Võ Thanh Hòa đã thể hiện được góc nhìn và gu làm phim nhạy bén trong việc nắm bắt thị hiếu khán giả, với những tác phẩm thành công như Chìa khóa trăm tỉ (2021), Nghề siêu dễ (2022), Siêu lầy gặp siêu lừa (2022)... hay vô cùng "mát tay" trong việc đảm nhận vai trò nhà sản xuất của 2 phim kinh dị ăn khách Quỷ cẩu, Linh miêu. Tuy nhiên, đến với Kính vạn hoa, Võ Thanh Hòa quyết định bước ra vùng an toàn, chuyển sang thể loại mới mẻ hơn nhưng cũng nhiều thách thức hơn.Việc Kính vạn hoa nhận được những phản hồi trái chiều cũng là minh chứng cho việc vô cùng mạo hiểm khi sản xuất phim thuần Việt với dòng phim phiêu lưu trong trẻo dành cho tuổi thiếu niên - một phân khúc khán giả gần như bị bỏ quên trên thị trường. Mặc dù hứng chịu làn sóng phê bình khen chê hỗn loạn trên mạng xã hội, vẫn có một bộ phận khán giả đánh giá tích cực việc đạo diễn Võ Thanh Hòa đã nỗ lực đem lại sự thay đổi nội dung cho thị trường điện ảnh Việt, khi anh chấp nhận thử thách và dám mạo hiểm tái hiện một tác phẩm kinh điển của tuổi thiếu niên, thổi vào đó một góc nhìn tươi mới cho thế hệ trẻ là fan của truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng như bản truyền hình cùng tên 20 năm trước.Thất bại phòng vé của Kính vạn hoa chính là động lực để các nhà làm phim Việt trẻ đã sớm có được thành công như Võ Thanh Hòa cần phải cẩn trọng hơn và phải liên tục vận động tư duy để tiếp tục tìm kiếm những cách tiếp cận mới, sáng tạo hơn để góp phần làm đa dạng thị trường, chứ không thể đi mãi đường cũ.Thực tế, thị trường điện ảnh nào cũng phải có những nhà làm phim dám "dấn thân" - đi một con đường mới. Có như vậy thì mới mang đến nhiều sự lựa chọn đa dạng cho khán giả, thay vì chỉ được xem những câu chuyện quen thuộc về mâu thuẫn gia đình, bố mẹ, hay hài - lãng mạn, tình yêu tay ba tay tư..."Dù các bộ phim thuần Việt chiếu rạp đang ngày càng được khán giả đón nhận và đánh giá cao, nhưng việc tự sản xuất phim không hề dễ dàng. Thị trường điện ảnh Việt đang theo chiều hướng phát triển, nhưng vẫn còn ẩn chứa nhiều thách thức về vốn đầu tư, công nghệ, nhân sự, cũng như sự đón nhận khó lường từ thị hiếu khán giả", đạo diễn Võ Thanh Hòa chia sẻ. Biên kịch Phương Linh nói thêm: "Những nhà làm phim Việt hiện tại không chỉ phải đối mặt với áp lực từ sự kỳ vọng của khán giả, mà còn phải tìm cách vượt qua những khó khăn bủa vây về tài chính, nhân lực và công nghệ để đưa sản phẩm của mình đến với công chúng. Thị trường điện ảnh Việt ngày nay đòi hỏi những sản phẩm vừa phải có yếu tố giải trí, vừa phải có những nội dung ý nghĩa phù hợp với thị hiếu. Đây là một thử thách không hề đơn giản". Quả thật, cú 'ngã ngựa' của Kính vạn hoa được xem như một bài học giá trị, khi giới làm phim thông qua đó nhìn nhận thấu đáo hơn về thị trường điện ảnh, cũng như thị hiếu vốn rất khó đoán của khán giả để thay đổi tư duy trong việc chinh phục người xem - vốn ngày càng khó tính hơn.Dù vậy, thị trường phim Việt vẫn sẽ luôn cần những đạo diễn "tiên phong" làm những đề tài mới như Võ Thanh Hòa hay bất cứ ai dám dấn thân như thế. Mặc dù phim Kính vạn hoa được cho là một thất bại của Võ Thanh Hòa, nhưng không thể phủ nhận những bài học đáng nhớ đi cùng chính là "bước đệm" cần thiết để góp phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng hơn cho thị trường điện ảnh Việt hiện tại.
Tham quan phòng trưng bày thương hiệu của Longines tại trung tâm TP.HCM
Đã gần 40 năm kể từ khi nhận được lá thư viết tay đầu tiên của cậu con trai đầu lòng gửi về từ một đất nước châu Âu xa xôi, bà Đào Thị Hường (76 tuổi), vợ nhà thơ Vũ Quần Phương, vẫn rưng rưng cảm động khi nhắc đến một chi tiết trong thư."Văn sang Hungary du học năm 1987, hồi ấy cuộc sống ở Hà Nội còn khó khăn lắm, vì thế ai mà được "đi tây" thì đều choáng ngợp trước điều kiện sống bên đó. Văn cũng thế. Gửi thư về cho bố mẹ, anh ấy viết: "Bếp ở đây tiện nghi và đẹp lắm, con nhất định sẽ làm cho mẹ một cái bếp như vậy". Khoảng 6 năm sau, cô chú xây được căn nhà mới ở Thành Công, anh ấy tiết kiệm được một ít, đưa hết cho bố mẹ để góp phần xây bếp đẹp", bà Hường kể.Anh Văn trong câu chuyện chính là nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai cả của bà Hường và nhà thơ Vũ Quần Phương. Là giáo sư ĐH Yale (Mỹ), gần đây anh quen thuộc với truyền thông trong nước bởi vai trò Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData. Người con trai út của ông bà là TS Vũ Thanh Điềm, chuyên gia của Google. Cả 2 đều tài năng và hiếu thuận.Được hỏi vì sao GS Vũ Hà Văn lại ấn tượng đến thế với cái bếp chật hẹp của mẹ, bà Hường lý giải: "Hồi ấy Văn thường phụ mẹ trong bếp. Ăn xong rửa bát cũng là Văn. Không gian bếp chật chội đã đành, lại nấu bằng bếp dầu nên khói bốc lên hôi mù. Sau này tôi sang Hungary thì thấy bếp của căn tin sinh viên bên đó cũng bình thường nếu so với những gian bếp của các gia đình ở Hà Nội sau này, nhưng so với căn bếp thời nhà tôi ở tập thể Bách khoa Hà Nội thì đúng là một thế giới khác".Bà Hường nhớ lại, thời sinh Văn, gia đình chưa có tích lũy nên kinh tế rất chật vật. Bà phải dỡ áo của chồng ra để may đồ sơ sinh cho con, dỡ áo len của bà để đan cho con áo ấm. Những chi tiết này về sau được nhà thơ Vũ Quần Phương đưa vào thơ và khái quát hóa lên thành hình ảnh người mẹ: "Mẹ con can từng mẩu thời gian/ Như can từng mảnh vải/ Lo cho con mùa đông, mùa hè". Ông còn viết: "Mọi tấm áo mẹ may, con sẽ đều mặc chật/ Mọi con đường trên thế gian này con sẽ đều biết vượt/ Nhưng lòng con sẽ dừng lại sững sờ/ Trước đường khâu của mẹ…".Tiếp mạch chuyện, bà Hường cho biết Văn rất giản dị. Lên tới cấp ba, anh vẫn chịu mặc bộ đồ mẹ may từ vải được tận dụng từ những quần áo cũ. Đó là một bộ màu đen, nên các bạn trong lớp gọi anh là "cuộn giấy dầu". "Cuộn giấy dầu" ấy cứ bon bon trên chiếc xe đạp không phanh, không chuông, không gác-đờ-bu trong suốt những năm học cấp ba", bà Hường âu yếm kể về cậu con trai cả.Với cậu út, bà nhận xét: "Điềm rất thông minh, ham chơi, ham tìm tòi và sáng tạo. Hồi 7 - 8 tuổi, ở nhà một mình, anh ấy tự lấy kéo rồi lôi quần áo cũ của mình ra cắt nham nhở ở gấu quần. Bố mẹ về thì chạy ra khoe "con sửa quần áo đẹp không này". Nhà có cái đài hỏng, anh ấy tháo tung ra để sửa…".Điều khiến bà Hường hài lòng nhất về các con của mình là hai anh em rất yêu thương nhau. Thời gian du học bên Hungary, mỗi khi gửi thư về nhà, anh Văn luôn viết thêm một lá thư riêng cho em trai, trong đó luôn có một bài toán khó và lời bình về bài toán cũ mà thư trước Điềm đã giải. Năm em trai thi đại học, anh Văn từ Mỹ bay về để trực tiếp đưa em đi thi."Buổi đi thi nào hai anh em cũng thực hiện một nghi thức rất buồn cười. Anh xuống nhà trước mở cửa, đợi em đi qua rồi mới đóng cửa lại. Động tác này tạo nên một sự vững tin trong tâm lý của em rằng sẽ được hưởng "vía hên" của anh", bà Hường nhớ lại. Kết quả, trong số 4 trường dự thi, Điềm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội và á khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hai trường còn lại cũng đỗ với điểm số rất cao. Anh Văn nghe tin tủm tỉm cười, buông lời khen: "Được!".Bà Hường vốn mồ côi mẹ, lớp 9 đã phải nghỉ học để nhường điều kiện đi học cho em trai. Đến lúc đi làm, bà mới học tiếp. Sau khi sinh anh Văn, bà thi đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách của các con ông là tấm gương của người mẹ, với lối sống bao dung, nhân hậu, chân tình, lạc quan, nghị lực. Trong một bài thơ, ông viết: "Mẹ con không làm thơ/ Nhưng sống thơ hơn bố", và ví von: "Mẹ con như căn nhà, như chiếc tổ chờ trông".Bà Hường thì thấy mình thật may mắn vì có một người chồng rất yêu thương con, đặc biệt là rất chăm chút việc học của các con. Giữa hai vợ chồng hình thành một sự "phân công", mẹ lo việc hậu cần, cơm nước, chăm sóc các con, bố thì đưa đón và sát sao với các hoạt động ở trường của các con. Bố lo tìm thầy cô tốt, tìm trường tốt cho con học. Nhưng bà cũng cho rằng không có một "công thức" làm mẹ nào, cũng như không có mô hình gia đình hoàn hảo nào cả. "Người ta cứ yêu thương nhau hết mực, sống hết lòng với gia đình, rồi trời thương thì sẽ được hái quả ngọt", bà giản dị nói.Tuy vậy, bà cho rằng, để giữ được sự êm ấm của gia đình, người mẹ vô cùng quan trọng. "Tôi thấy một số gia đình, người mẹ ôm nhiều việc quá, lấn lướt vai trò của người bố. Như thế vừa khổ mình, vừa dễ tạo xung đột trong gia đình. Thứ hai là cái sự nhịn. Đặc biệt là trước mặt con thì nên giữ cái uy cho người bố, cần trao đổi gì thì nói sau đó", bà Hường bày tỏ.
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về!
Nam sinh thiết kế trang phục cho hoa hậu quốc tế
Có đến 3 đế sừng riêng biệt khi vừa sinh ra cách đây 4 năm trước, con hươu sao trở thành "ngôi sao" trong đàn hươu 14 con của gia đình anh Nguyễn Thành Mậu (37 tuổi, tại thôn Bảo Trung, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).Theo anh Mậu, một con hươu bình thường chỉ có hai sừng với bốn nhánh nhung. Tuy nhiên, con hươu này thì khác. Đến nay đã 4 lần cho lộc, nhưng năm nay bộ lộc nhung phát triển đều, đạt trọng lượng khoảng hơn 1,5 kg.Dự kiến vào đầu tháng 3 tới gia đình anh Nguyễn Thành Mậu sẽ thu hoạch lộc nhung của con hươu này. Với giá bán hiện tại khoảng 11 triệu đồng/kg thì dự kiến gia đình anh thu về khoảng hơn 16 triệu đồng.Vì là "ngôi sao" trong đàn hươu sao với ngoại hình nhìn khá "oách" nên nhiều người trong và ngoài huyện muốn mua lại. Thế nhưng gia đình anh Nguyễn Thành Mậu vẫn không có ý định bán mà tiếp tục giữ lại chăm sóc để phát triển con giống. Mỗi năm, đàn hươu sao mang lại nguồn thu nhập cho gia đình anh Nguyễn Thành Mậu khoảng 200 triệu đồng từ việc bán hươu giống và lộc nhung.